Lời phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào sáng 14/12/2021 trong đó có đoạn:.. chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam", "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển" ("Thân gầy guộc, lá mong manh, mà sao nên lũy, nên thành tre ơi!"), thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.
Tổng Bí thư đã lấy tấm gương của Hồ Chủ tích so sánh ngành ngoại giao với hình ảnh thân tre xuyên qua chiều gió, chứng tỏ rằng hoạt động ngoại giao phải mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, linh hoạt, sáng tạo, bản lĩnh và can cường với mọi thử thách vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân.
1. Tình hình hiện nay, cây tre Việt Nam, vươn lên trước gió bão tố của nền kinh tế khó khăn hoàn cầu sau mùa dịch Covid và chiến tranh xung đột Nga – U-crai-na bùng nổ phải đương đầu với những diễn biến phúc tạp chưa từng có trên thế giới.
Nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế nhiều quốc gia nói riêng gặp khó khăn, tăng trưởng thấp đi đôi với lạm phát cao, các chuỗi cung ứng toàn cầu đều chưa phục hồi hoàn toàn, an ninh năng lượng và an ninh lương thực cũng đối mặt với nhiều thách thức.
Riêng về Việt Nam đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, đúng đắn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Trung ương, Bộ Chính trị, từng lớp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, ngành ngoại giao giúp tăng cường tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn tình hữu nghị với các nước quốc tế.
Vấn đề đối ngoại gắn liền với an ninh quốc gia về Biển Đông đã được nhấn mạnh. Các nước ASEAN và Trung Quốc khởi động đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển (COC) - một vấn đề phức tạp, có thể kéo dài và dự báo là khó khăn cho Việt Nam và các nước ASEAN, các hoạt động đối ngoại cần chuẩn bị cho những dự án dài hạn.
2. Năm 2018, từ ngày 25-27/3/2018,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp theo lời mời của Tổng thống Emmanuel Macron.
Kiều bào đón tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phi trường Orly (Ảnh TTXVN)
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Pháp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 5 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, bao gồm các khía cạnh : xác lập vị trí Việt Nam trong chính sách đối ngoại vùng của các nước lớn và các nước láng giềng, bảo đảm hòa bình trên luật lệ quốc tế và tôn trọng sự lựa chọn thể chế chính trị của Việt Nam, trung lập và yêu chuộng hòa bình điều đó cho ta thấy tạo điều kiện để Việt Nam tham gia đàm phán về hiệp định thương mại tự do song phương như Pháp và các nước Châu Âu, không bị ràng buộc với quy tắc của các nước lớn nào, như thế Việt Nam ổn định lâu dài giải quyết tranh chấp chủ quyền và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ theo luật lệ quốc tế.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong sang Pháp theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmuelle Macron (Ảnh: TTXVN)
Theo dự kiến, trong khuôn khổ chuyến thăm Pháp của ông Nguyễn Phú Trọng, hai bên sẽ ký hàng loạt văn bản hợp tác quan trọng về các lĩnh vực quốc phòng, tư pháp, công nghệ vũ trụ, sở hữu trí tuệ, ứng phó với biến đổi khí hậu, du lịch, giáo dục… và một số hợp đồng kinh tế giá trị lớn, dài hạn.
Theo Đại sứ Nguyễn Thiệp, hai lãnh đạo Pháp - Việt sẽ thảo luận về những đường hướng chiến lược và những khuôn khổ, cơ chế hợp tác mới cho phép đưa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Năm nay cũng đánh dấu 5 năm hai nước Pháp - Việt Nam nâng quan hệ song phương lên mức Đối tác chiến lược.
Trong những ngày thăm viếng Pháp, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dành ưu tiên thời gian để thăm viếng tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh và trồng cây lưu niệm và thăm viếng không gian Hồ Chí Minh tại thành phố Montreuil và gặp những người bạn Pháp của Việt Nam.
Bí thư Nguyễn Phú trọng cùng đoàn đại biểu chụp ảnh lưu niệm trước tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại vườn hoa Montreuil
3. Tổng Bí Thư nhấn mạnh, năm 2018 kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Những quan hệ hai nước đã bắt nguồn từ lâu. Người Việt Nam tiêu biểu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng người dân Montrueil gây dựng nền mối quan hệ bền chặt nầy. Vì vậy, thành phố Montreuil và địa điểm nầy mãi mãi là biểu tượng tiêu biểu cho tình hữu nghị giữa nhân dân Pháp với nhân dân Việt Nam.
Thay mặt nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ lòng biết ơn nhân dân tiến bộ Pháp đã đoàn kết, ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong suốt những năm qua và ngày nay quan hệ hai nước tiếp tục phát triển, có nhiều triển vọng tốt đẹp.
Nhân dân Việt Nam mãi ghi nhớ và biết ơn những người con ưu tú của Pháp, những người đồng chí, anh em thân thiết như Henri Martin, Raymonde Dien… và rất nhiều tên tuổi khác và không bao giờ quên. Điều đó cho thấy quan hệ hai nước rất sâu sắc.
Chuyến thăm Pháp lần này của Đoàn nhằm thúc đẩy, tăng cường các lĩnh vực hợp tác song phương, trong đó có giao lưu và hợp tác giữa các địa phương hai nước. Thành phố Montreuil là một trong những thành phố đầu tiên lên án và đấu tranh không mệt mỏi các hành động xâm lược và xâm chiếm thuộc địa. Thành phố Montreuil cũng là một trong nhưng thành phố trước sau như một ủng hộ nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau này.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đến thành phố Choisy le Roi, nơi cư trú phái đoàn đàm phán Hiệp định Paris giữa Việt Nam và Mỹ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Tổng Bí thư nói đến dân tộc Việt Nam bao giờ cũng nhớ ơn đến tình hữu nghị Pháp Việt trong những tháng năm 1998 đến 1973 đã giúp đỡ cho đoàn đàm phán hiệp định hòa bình tại Paris có điều kiện thuận lợi cho những năm tháng đàm phán hiệp định hòa bình đất nước Việt Nam.
Dù rằng chương trình dầy đặc nhưng Tổng Bí thư dành thời gian đến khánh thành Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp và tiếp xúc kiều bào đầy tình cảm thân mật trong đó có hiện diện các từng lớp kiều bào và Hội Người Việt Nam Tại Pháp, tiền thân là nhóm Người An Nam yêu nước do Nguyễn Ái Quốc và nhóm người yêu nước sáng lập năm 1919.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai trương Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam tại Pháp 2018 (Ảnh: VOV)
4. Hoạt động đối ngoại không ngừng trong mọi lĩnh vực như năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) là hội nghị thường niên tổ chức trong khuôn khổ Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), là nơi họp chính thức của các bên tham gia UNFCCC nhằm đánh giá quá trình đương đầu với biến đổi khí hậu. Việt Nam là một quốc gia chịu tác động nặng nề nhất do biến đổi khí hậu đã đưa ra thông điệp mong muốn tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế trong các chương trình, dự án đầu tư và. ngoài ra, hơn 40 quốc gia trong đó có Việt Nam, cam kết sẽ chấm dứt việc sử dụng điện được sản xuất từ than và ngưng xây dựng các nhà máy điện than để bảo vệ môi trường sạch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu Hội nghị COP26 tại Vương quốc Anh (Ảnh: TTXVN)
Sau hội nghị COP26,Thủ Tướng Phạm Minnh Chính chính thức sang Pháp 3/11/2021 trong khuôn khổ chuyến thăm song phương chính thức. Chuyến thăm đánh dấu nối lại các chuyến thăm cấp cao đã từng bị gián đoạn trong giai đoạn 2020-2021 do dịch Covid sau một năm thành công trong chuyến thăm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tăm Pháp và thủ tướng Edouard Philippe thăm Việt Nam.
Mục đích của chính phủ trong chuyến thăm nước Pháp sau hội nghi COP26 trong bối cảnh quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam và Pháp có nhiều kết quả hết sức tích cực, nhưng cũng đang đứng trước những yêu cầu phát triển cao hơn cho Việt Nam.
Trong chuyến công tác, Thủ tướng gặp các cộng đồng người Việt Nam và các nước Châu Âu. Thủ Tướng Phạm Minh Chính phát biểu trước các đại diên Việt Kiều Pháp và Châu Âu, hợp mặt ngày 4/11/2021, trong bài phát biểu của Thủ Tướng đã bài tỏ sự liên hệ với Pháp như là «duyên nợ, có lúc chưa hài lòng, lúc nay, lúc kia nhưng không bỏ được nhau » quan hệ được xây trên những nền tảng rất vững chắc. Chuyến đi thăm Pháp là chuyến đi tốt đẹp và thành công trên mọi mặt, kinh tế, văn hóa, giáo dục và quốc phòng.
Pháp là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ 3 tại Việt Nam, sau Hà Lan và Anh với tổng số vốn đầu tư trực tiếp lũy kế đạt 2,7 tỷ USD mỗi năm (Nguồn tin từ ĐSQ Việt Nam tại Pháp).
5. Sau dịch Covid, năm 2022, các chuyến thăm, các cuộc điện đàm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đến các nước, như Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Hà Lan...; tham dự nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế quan trọng, như Liên hợp quốc, ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội đồng liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA)..., cùng với lãnh đạo cấp cao nhiều nước đến thăm Việt Nam.
Việt Nam luôn luôn đẩy mạnh tình hữu nghị với các nước lân cân cũng như quốc tế, tôn trọng hòa bình và chủ quyền dựa theo luật lệ quốc tế, thu hẹp bất đồng, ngăn chặn xung đột, gia tăng hợp tác, mở đường cho những giải pháp. Đó là đường lối của đảng và nhà nước.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres và Lãnh đạo các nước ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc (Ảnh: TTXVN)
35 năm đổi mới, từ một nền kinh tế nông nghiệp, lạc hậu, quy mô nhỏ bé, với GDP chỉ 14 tỷ USD và GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 250 USD trong những năm đầu đổi mới, Việt Nam đã tiến một bước ngoạn mục. Giai đoạn 2016-2023 ghi nhận nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế-xã hội, được dư luận trong và ngoài nước ghi nhận. Tính chung cả thời kỳ GDP Việt nam năm 2022 đạt 409 tỷ USD, năm 2023 đạt khoảng 435,59 tỷ USD với mức dự báo tăng trưởng GDP 6,5% theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê. Bình quân đầu người trong 2022 là khoảng 4.110 USD (Theo nguồn tinh Thư viện pháp luật 03/01/2023)
Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới năm 2020 trong lúc nhiều nước trên thế giới đã rơi vào suy thoái do tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Việt Nam là quốc gia hiếm hoi duy trì tăng trưởng dương, tương đương 2,9%. Dịch bệnh được kiểm soát và an ninh xã hội được bảo đảm. Đó là sự thành công cả ngành ngoại giao kinh tế và hội nhập vào kinh tế của thế giới. Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện đáng kể. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng đói nghèo, chuyển sang thực hiện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhìn tổng thể, qua 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Với vị trí uy tín quốc tế, những đống góp nổi bật tại các diễn đàn đa phương, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế tín nhiệm bầu vào nhiều cơ chế quan trọng như Phó Chủ tich Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026. Việt Nam cũng tiếp tục có những đóng góp hết sức cụ thể khi đẩy mạnh việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đặc biệt là lần đầu tiên triển khai Đội công binh gồm 184 người tại Phái bộ Liên hợp quốc tại Abyei (UNISFA), 03 sĩ quan công an nhân dân tại Phái bộ Nam Sudan (UNMISS) và 01 sĩ quan công an làm việc tại Ban Thư ký Liên hợp quốc.
Sĩ quan Việt Nam tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc
6. Hội nghị G7 mở rộng diễn ra 21/05/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại phiên hợp « Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng ». Thủ tướng đề cập tăng cường ổn định, hòa bình tình hình Biển Đông, đàm phán COC hiệu lực phù hợp với luât pháp quốc tế, và vai trò quang trọng của ASEAN ở khu vức ; nhấn mạnh cần duy trì hòa bình, ổn định và phù hợp với luật lệ quốc tế UNCLOS 1982. Thúc đẩy ASEAN đi đến ký kết COC càng sớm.
Điểm nổi bật của hội nghị G7, thỏa thuận quốc tế hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu về năng lượng và khí hậu. Việt Nam cùng các nước G7 và đối tác quốc tế thông qua Tuyên bố chính trị về việc thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng JETP (Just Energy Transition Partnership) có ý nghĩa quan trọng, đầu tư nguồn lực về tài chính và công nghệ để Việt Nam chuyển đổi năng lượng than đá sang sử dụng năng lương sạch vào năm 2050. Đây là kết quả hoạt động thành công về đường ngoại giao linh động của đảng và nhà nước sau Đại hội Đảng XIII.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các nhà Lãnh đạo của các nước G7 mở rộng (Ảnh: VGP)
7. Phải nói về quá khứ lịch sử thành tưu đối ngoại và ngoại qiao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập ngay sau cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đặt nền móng trực tiếp chỉ đạo và dẫn dắt sự phát triển của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam.
Năm 1946, sau 99 ngày Hồ chủ tịch được chính phủ Pháp mời sang Pháp trong dip đàm phán hiệp định Fontainebleau, trước khi về nước, kiều bào có buổi gặp gở Hồ chủ tịch tại nhà tương tế Maubert. Trong buổi ấy gần 2000 kiều bào đến dự.
Chúng tôi nhớ đến những lời khuyên bảo của Bác đối với các anh chị thế hệ đi trước, "Nay tôi và Phái bộ sắp trở về nước, chúng tôi gửi lời chào và khuyên tất cả anh chị em kiều bào:
1 - Mỗi kiều bào là sứ giả của nước Việt Nam
2 - Phải triệt để đoàn kết
3 – Giữ vững tình hữu nghị Việt Pháp,
4 - Ra sức tuyên truyền và ủng hộ bằng mọi phương diện cho Tổ quốc.
5 - Thực hành khẩu hiệu Ðời Sống Mới: Cần, Kiệm, Liêm, Chính,
6- Mỗi người cần biết thạo một nghề để mai sau về nước giúp ích cho cuộc xây dựng nước Việt Nam mới"…
Năm 1946, sau 99 ngày tham dự hội nghị Fontainebleau (Pháp), Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp 2000 kiều bào tại nhà tương tế Maubert
Nhìn lại hành trình của Nguyễn Ái Quốc từ thời điểm những ngày đầu đặt chân đến nước Pháp, chúng ta càng thêm khâm phục ý chí mãnh liệt giành độc lập tự do cho dân tộc không gì lay chuyển với chính trị sáng suốt của Người.
Lựa chọn nước Pháp là điểm đến đầu tiên, Người là nhân vật ngoại giao tuyệt đỉnh và Người để lại dấu ấn lịch sử trên con đường ngoại giao có lẽ cũng nằm trong dự liệu của Người: tìm hiểu đất nước đang có những kẻ áp bức, chiếm đóng nước mình.
Trên cơ sở đó, Người tìm thấy ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam là "độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội".
8. Nói đến mối quan hệ thành tựu ngoại giao năm 2022, cũng phải nhớ đén kỹ niệm 50 năm ngoại giao với Pháp từ năm 1973 - 2023.
Ngày 12/04/1973, Pháp và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao đặt nền móng hợp tác song phương và kể từ đó không ngừng phát triển đến nay đã 50 năm. Lễ kỷ niệm tổ chúc tối ngày 20/4/2023 tại Trung Tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp.
Tham dự buổi lễ có ông Đinh Toàn Thắng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp, bà Lê Thị Hồng Vân, Đại sứ - Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), ông Benoit Guidée, Giám đốc khu vực châu Á và châu Đại Dương, thuộc Bộ Châu Âu và Ngoại giao Pháp, cùng đông đảo đại diện các hội đoàn, bà con kiều bào và bạn bè Pháp.
Mở đầu bài phát biểu chào mừng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Pháp, Đinh Toàn Thắng đã nhắc lại cột mốc lịch sử 50 năm trước, ngay sau khi Hiệp định Paris được ký kết, nước Pháp trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, sau này là nhà nước CHXHCN Việt Nam. Trong những năm tiếp theo, nước Pháp cũng đã sát cánh cùng Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.
Đại sứ Đinh Toàn Thắng nhắc lại, khi Việt Nam hứng chịu bao khó khăn vì các lệnh cấm vận trong thập niên 80, nước Pháp cũng là quốc gia phương Tây duy nhất tiếp tục duy trì các mối liên hệ với Việt Nam thông qua hợp tác khoa học kỹ thuật và trao đổi văn hoá.
Tính đến tháng 7 năm nay, Pháp đứng thứ ba trong các nước châu Âu và đứng thứ 16 trong tổng số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 605 dự án, tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 3,6 tỷ USD. Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang Pháp 9 dự án với tổng vốn đầu tư là 3,04 triệu USD.
9. Nhìn lại hóa trình thành tựu ngoại giao Việt Nam dưới sự lảnh đạo Đảng và Nhà nước sau đại hội thư XIII, mỗi người Việt liều là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của dân tộc Việt Nam và cũng là đại sứ Việt Nam, chúng ta ở xa quê nhà phải có nhiệm vụ giải thích chính sách nhà nước và đường lối của đảng cho các bạn bè quốc tế hay các đoàn thể hữu nghị ngoại quốc nói chung và nối riêng hữu nghị Pháp Việt hiểu rõ đường lối của Việt Nam và hiện nay dấu chốt quang trọng cho đất nước là vấn đề Biển đông, lan tỏ tình yêu biển đảo quê hương trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần khẳn định Hoàng Sa và Trường Sa là chủ quyền của Việt Nam, diễn giải luật biển đều phải lấy UNCLOS làm trọng tâm và không được trái với các quy định của Công ước.
Các đại biểu tham dự Hội thảo "Biển Đông và vấn đề chủ quyền của Việt Nam" tại Paris
Với vai trò công tác ngoại giao của cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài, ngày 10/6/2023 tại Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp đã diễn ra buổi Hội Thao ‘Biển Đông và vấn đề chủ quyền của Việt Nam tại Paris với sự tham gia vào khoảng 100 đại biểu từ các nước Châu Âu Pháp, Ba Lan, Đức, Ý, Séc, Canada, Việt Nam cùng sự hiện diện Đại Sứ Việt Nam tại Pháp Ông Đinh Toàn Thắng; Phó chủ nhiệm UBNNVNVNONN, ông Mai Phan Dũng; Đại sứ nên cạnh UNESCO và Giám đốc Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp, Ông Nghiêm Xuân Đông và Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam- Ông Nguyễn Hùng Sơn cùng với hội hữu nghị Pháp - Việt.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng cho rằng, đây là sự kiện có ý nghĩa rất lớn đối với kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là kiều bào tại châu Âu, thể hiện tình cảm và sự gắn bó của kiều bào với quê hương, đất nước.
Các tham luận đề cập nhiều góc nhìn về Biển Đông và vấn đề về chủ quyền biển đảo của Việt Nam, giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam- Ông Nguyễn Hùng Sơn phát biểu và phân tích tình hình Biển Đông cùng một ý tưởng nội dung sách Biển Đông lịch sử và Pháp Lý tác giả Nguyễn Thanh Tòng do Trung tâm văn hóa xuất bản, xem xét trên các góc độ lịch sử, văn hóa, chính trị và pháp lý, những giải pháp để xử lý tranh chấp và những phương án phát triển kinh tế biển cũng được các diễn giả đề cập đến.
Nhìn lại những kết quả đối ngoại và ngoại giao vừa qua sau hơn 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, dẫn dắt dân tộc Việt Nam đạt biết bao thành tựu lịch sử vẻ vang.
Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ những ngày đầu hoạt động cho đến nay luôn thể hiện là một tổ chức không ngừng sáng tạo, với những quyết sách táo bạo, không theo những tiêu chuẩn sáo mòn, được kết tinh bởi sự đoàn kết toàn dân tộc. Chính vì thế diễn biến ngành đối ngoại coi là hàng đầu với an ninh quốc phong đi song song với nhau. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài diễn văn của đại hội lần thứ VIII « Như chúng ta đều biết, bất kỳ quốc gia, dân tộc nào trong quá trình hình thành và phát triển của mình cũng đều phải xử lý hai vấn đề cơ bản là đối nội và đối ngoại». Trước kia cũng như ngày nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bao giờ cũng quan tâm hàng đầu ngành đối ngoại, đó là sự mở rộng đất nước, có như thế kinh tế thị trường mới được vươn lên.
Nhớ lại ký ức hiệp định hòa bình 1973 tại Paris, kiều bào ta gớp phần không nhỏ trong công cuộc ngoại giao hậu cần cùng với các hội hữu nghị Pháp Việt với khẩu hiệu «Đoàn kết và hòa giải dân tộc,yêu chuộng hòa bình và thống nhất đất nước Bác Nam một nhà ». Có được như thế nhờ sự khôn khéo ngoại giao vừa đánh vừa đàm. Vẻ vang rạng rỡ cho đến ngày hôm nay. Trong “bầu trời u ám” kinh tế thế giới hậu quả dịch Covid đến nay, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng đáng ghi nhận và tự hào, như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Chưa bao giờ Việt Nam có được vị thế và cơ đồ vững chắc như hiện nay”. Những thành công đó không phải là ngẫu nhiên, mà là kết quả tổng hợp và thước đo hiệu quả khả năng tự chủ, tự cường, phản ứng chính sách và phản ứng thị trường đồng bộ cùng một quá trình phấn đấu lâu dài, không ngừng của Đảng. Sự ổn định, an toàn ở Việt Nam là điều kiện vô cùng quan trọng để được thành công những nghị quyết của Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.
Tôi rất tự hào về đất nước và tin tưởng rằng đất nước sẽ vươn xa hơn nữa nhờ sự khéo léo tài năng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Bài viết này có trích những tin tức của các báo chí như TTX VN, Báo Nhân Dân, Việt Nam Net.
Xin thành thật cám ơn các tác giả
Nguyễn Thanh Tòng
Nguyên Phó chủ tịch HNVNTP