Ngoại giao cây tre

Ngoại giao cây tre

Chính sách quốc tế của Việt Nam càng trở nên thú vị hơn trong bối cảnh hiện nay bởi liên quan đến một quốc gia với những nét đặc sắc độc đáo trong khu vực, bên cạnh mối liên hệ đặc biệt với Pháp do lịch sử tạo dựng. Đặc sắc bởi chính lịch sử của một quốc gia và một dân tộc đã hun đúc nên một bản sắc độc đáo. Đặc sắc bởi vị trí tại Đông Nam Á, tựa lưng vào lục địa, mặt hướng ra biển trong một khu vực địa lý, chiến lược và ngày nay đang là ngã tư của sự phát triển kinh tế thế giới.

Nhìn vào địa lý và lịch sử chúng ta thấy tính phức tạp của một môi trường gồm nhiều quốc gia trung bình với chế độ chính trị đa dạng, với Việt Nam là yêu cầu xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Việt Nam. Tính phức tạp gia tăng bởi sự hiện diện và ảnh hưởng của các cường quốc, Trung Quốc và Hoa Kỳ, Nga và Nhật Bản, những quốc gia hiện tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các liên minh chính trị quân sự - trong cuộc cạnh tranh mang tính xung đột ngày càng gia tăng. Điều này diễn ra trong một môi trường toàn cầu được đánh dấu bằng những thay đổi với cường độ và tốc độ nhanh chóng chưa từng có, tái định hình bởi các cuộc khủng hoảng toàn cầu, như dịch bệch và trái đất nóng lên, sự bất ổn của hệ thống tài chính, và hiện nay là cuộc khủng hoảng do chiến tranh tại Ucraina tạo ra với những hậu quả nghiêm trọng vẫn chưa thể đo lường hết.

Do đó, chúng tôi quan tâm theo dõi sát chính sách mà Việt Nam gọi là ngoại giao tích cực để đối mặt với sự phức tạp đó được triển khai trên cơ sở những nguyên tắc nào, vì những mục tiêu gì, với tầm nhìn ra sao để “nhất quán” với chính sách cải cách của công cuộc Đổi Mới.

Tính độc đáo trong chính sách của Việt Nam phần lớn và mang tính quyết định gắn với yếu tố chủ quyền. Chủ quyền chính trị, sự giàu có về văn hóa riêng được hun đúc qua lịch sử nghìn năm. Hình tượng Hồ Chí Minh xuất hiện như một tham chiếu chính, được chính danh hóa bằng thắng lợi của cuộc đấu tranh nhân dân và công cuộc thống nhất đất nước, khẳng định ý chí kiên cường bảo vệ chủ quyền và độc lập, toàn vẹn lãnh thổ trước các áp lực và can thiệp bên ngoài.

Nhìn vào lịch sử cũng như cách thức/quá trình hình thành nên bản sắc và lợi ích quốc gia chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của các khái niệm hòa bình, chủ nghĩa đa phương, gắn với luật pháp và các thể chế cũng như luật pháp quốc tế trong định vị mang tính chiến lược. Cũng như “đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân” kết hợp như thế nào trong các điều kiện hiện nay theo quan điểm mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra và được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát triển thêm như nội dung trong Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đối ngoại tổ chức tháng 12/2014.

Ngoại giao cây tre: vững về nguyên tắc, linh hoạt trong triển khai

Trong phát biểu, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã gọi chiến lược ngoại giao của Việt Nam là “Ngoại giao cây tre”.

Ở phương Tây, cây tre được biết đến chủ yếu về tính chất dẻo dai. Đó chưa phải là đặc tính tốt nhất. Nhưng tính chất dẻo dai này là một sức mạnh, với một thân cây vững chắc và rễ bám sâu. Sử dụng hình ảnh này để đánh giá tổng quát, chúng ta càng thấy ví von này là phù hợp với năng lực phát triển đất nước, gắn liền với chính sách mở cửa “đón gió biển”. Gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO năm 2006 là một bước đi mang tính quyết định trong chiến lược hội nhập kinh tế thế giới, phù hợp với chính sách cải cách, như Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu có hiệu lực năm 2020. Ngoại giao cây tre chính là yếu tố then chốt giải quyết các thách thức của quá trình cởi mở này. Nó minh họa cho các nguyên tắc định hướng hoạt động ngoại giao. Nó dựa trên kinh nghiệm từ tài thao lược của Hồ Chí minh vào năm 1945,  năm 1954 với Hiệp định Giơ-ne-vơ, năm 1973 với Hiệp định Paris, kết hợp nhuần nhuyễn giữa đấu tranh và đàm phán. Nó được chính danh hóa bởi khả năng và nhiệm vụ phải thích ứng với hoàn cảnh cụ thể để không bị ảnh hưởng, để dự báo và để không đánh mất mục tiêu giải phóng dân tộc và cách mạng.

Hai nội dung ở vị trí trung tâm trong cách tiếp cận của chính sách đối ngoại này

Mối quan hệ qua lại giữa chính sách quốc gia và môi trường quốc tế, khuôn khổ của hoạt động ngoại giao và hoạt động quốc tế, của Nhà nước và của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự đan xen này càng trở nên nhạy cảm hơn với các biến động và khủng hoảng quốc tế cũng như các vấn đề đặt ra cho phát triển đất nước sau 35 năm cải cách và mở cửa Đổi mới.

Mặt khác, do nhận thức về vị trí chiến lược của Việt Nam trong quan hệ giữa các cường quốc, được minh chứng thông qua lịch sử lâu dài thường xuyên chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài, cho tới bị chiếm đóng và tiến hành đấu tranh giải phóng, “chìm” trong tâm điểm căng thẳng của chiến tranh lạnh và ngày nay tại trung tâm của cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như nằm trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Do đó, chúng ta cũng hiểu thêm về sự cần thiết phải có một môi trường ổn định và có thể dự báo được, dựa trên chủ nghĩa đa phương, hòa bình cũng như các điều kiện để tiếp tục phát triển. Chúng ta hiểu về quyết tâm hợp tác ngày càng chặt chẽ và đa dạng trong ASEAN, với các quốc gia có quy mô tương đương, cùng đối mặt với những thách thức tương đồng, vượt lên trên khác biệt về chế độ và lợi ích. Từ đó cũng cần nhấn mạnh việc giải quyết hòa bình các xung đột, trên cơ sở các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Hiển nhiên chúng ta nghĩ đến việc giải quyết tranh chấp hàng hải ở biển Đông. Cần kiên quyết và hành xử nhẫn nại vì “chủ quyền quốc gia và lãnh thổ”.

Trong Phát biểu của Tổng Bí thư, chúng ta thấy đặt ra yêu cầu phải phân tích và dự báo được các hậu quả của những thay đổi đang diễn ra ở mức độ khó lường và quy mô toàn cầu, để rút ra được tác động đối với những quốc gia như Việt Nam. Tổng Bí thư cũng yêu cầu “nâng cao chất lượng nghiên cứu và dự báo chiến lược, bằng cách tập trung nghiên cứu các xu hướng chính trị và quan hệ giữa các nước lớn, các nước láng giềng và trong khu vực cũng như cách mạng kỹ thuật số”. Tổng Bí thư đồng thời yêu cầu đổi mới, “xây dựng các kịch bản về những thay đổi trong tương lai của trật tự toàn cầu và khu vực để ứng phó phù hợp” - bao gồm cả việc giảm thiểu tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế thông qua “nhận thức được về điểm mạnh và điểm yếu của mình để ứng phó sát nhất với thực tiễn của tình hình mới”.

Một cách tiếp cận về mở cửa “kiên quyết và linh hoạt” như vậy tạo ra sự gắn kết và hiệu quả trong tính ổn định của tương quan lực lượng vì hợp tác trên cơ sở bình đẳng. Các cuộc khủng hoảng như dịch bệnh Covid 19 cũng như những thách thức do hiện tượng nóng lên toàn cầu đặt ra, những vấn đề về năng lượng, di cư, cuộc chiến chống đói nghèo và bất bình đẳng buộc chúng ta phải vượt lên khỏi tư duy quyền lực để ủng hộ các mặt hợp tác đa dạng như nhân loại chưa bao giờ biết đến và cần có như hiện nay. Một chủ quyền cởi mở với thế giới, với những đòi hỏi của nhân loại đòi hỏi khả năng chống chọi và tự bảo vệ. Nó là điều kiện để có thể hợp tác vì lợi ích của các bên. Mở cửa và quốc tế hóa các trao đổi đòi hỏi đoàn kết để đạt được tiến bộ chung cho nhân loại, vì lợi ích chung, trước tư duy cạnh tranh giữa các dân tộc, là nguồn gốc của các căng thẳng xã hội và chính trị như chúng ta đang thấy diễn ra tại châu Âu và trong Liên minh châu Âu. Cần phải đóng góp để xây dựng một trật tự thế giới mới, một chủ nghĩa quốc tế mới, vì một thế giới mà “sự phát triển của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển của tất cả” như khẩu hiệu nổi tiếng được viết trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Pháp.

Hình ảnh cây tre giúp hiểu rõ hơn về sức mạnh không chỉ để kháng cự mà còn để chủ động trong một môi trường bất ổn và khó lường như chúng ta đang trải qua. Sự kết hợp khéo léo giữa kiên quyết về nguyên tắc và linh hoạt/mềm dẻo trong triển khai và đàm phán định ra một khuôn khổ hài hòa cởi mở để đón gió biển nhằm thu được mọi lợi ích có thể có và vẫn kiểm soát được các lựa chọn phát triển đã được đặt ra. Theo hướng này, với các đặc điểm của Việt Nam phù hợp với điều kiện trong nước và hội nhập quốc tế, ngoại giao cây tre đáng được quan tâm và chú ý.

(Bản dịch từ bản tiếng Pháp của tác giả Daniel Cirera, Chuyên gia về các vấn đề quốc tế và châu Âu, Tổng thư ký Hội đồng khoa học Viện Gabriel Péri)

Bản gốc tiếng Pháp:

Diplomatie du bambou Daniel Cirera 20230626 vdef

chinhtribt

Close